Tên môn học: Kỹ thuật xung
Mã môn học: EE3105
Số Tín chỉ: 3
Đánh giá:

Thi: 70%

Kiểm Tra: 0

Bài Tập: 0

Bài Tập Lớn: 0

Thí Nghiệm: 0

Mô tả môn học:

Môn học này trình bày những nguyên tắc cơ bản của mạch điện tử xung. Các mạch xử lý tín hiệu không sine này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực như máy tính, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý dữ liệu, hệ thống đếm và định thì, các phương tiện truyền thông, hệ thống radar, truyền hình, thiết bị số, và trong nhiều phạm vi nghiên cứu thực nghiệm. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những  kiến thức và kỹ năng phân tích cơ bản về cấu trúc các mạch sử dụng trong việc tạo và xử lý các dạng sóng xung, số và các dạng sóng giao hoán.

Nội dung môn học gồm có 5 chương: 

  • Chương 1 giới thiệu và phân tích đáp ứng ngõ ra của các mạch sửa dạng xung tuyến tính như mạch giao hoán RC, RL, RLC, và mạch suy giảm (mạch chia thế) có bổ chính .
  • Chương 2 đề cập đến những mạch sửa dạng xung phi tuyến dựa trên đặc tính giao hoán xác lập của các linh kiện tích cực, bao gồm mạch xén, mạch ghim, mạch giao hoán BJT, và mạch so sánh.      
  • Chương 3 mô tả ba kiểu dao động đa hài để tạo ra xung vuông, bao gồm mạch dao động hai trạng thái bền, dao động một trạng thái bền và dao động không trạng thái bền. Các mạch dao động đa hài này được thiết kế dùng BJT, Op-Amp, hay dùng cổng logic. Một dạng mạch quan trọng của mạch dao động hai trạng thái bền là “mạch kích khởi Schmitt” thường được sử dụng như một mạch so sánh biên độ hay mạch sửa dạng tín hiệu tuần hoàn bất kỳ thành chuỗi xung vuông dựa trên đặc tuyến vòng trễ. Chương này cũng giới thiệu và phân tích nguyên lý hoạt động của các vi mạch định thời , như 74121, 74123, 4528, 555 được sử dụng rộng rãi trong các mạch tương tự-số. Các IC định thời này cho phép lập trình khoảng thời gian định thì bằng cách lựa chọn giá trị thích hợp của điện trở và tụ điện bên ngoài.


 

Giáo trình: Nguyễn Như Anh, Kỹ thuật Xung, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2007
Tài liệu Thí Nghiệm:  
Đề thi cũ: